Trong bài viết này, tôi hướng dẫn bạn cách bảo mật tài khoản facebook tránh bị hack đơn giản và lật tẩy chiêu thức hack Facebook
Nick Facebook là tài khoản miễn phí, dùng để kết nối, liên lạc, chia sẽ thông tin với bạn bè. Đặc biệt với những tài khoản dùng để bán hàng, kinh doanh online, chạy quảng cáo thì đây là đối tượng hacker luôn rình rập để chiếm tài khoản “ngon” để thực hiện hành vi lừa mượn tiền, hack facebook bạn bè, chiếm tài khoản thẻ tín dụng Facebook ads.
11 cách bảo vệ tài khoản facebook tránh bị hack:
- Thêm 3 email vào nick Facebook
- Thêm số điện thoại vào nick Facebook
- Xác thực thông tin căn cước công dân, chứng minh nhân dân với Facebook
- Hủy liên kết với app, ứng dụng game, minigame trên Facebook.
- Đổi pass thường xuyên 1-3-6 tháng 1 lần.
- Ẩn thông tin ngày tháng năm sinh, quê quán gốc trên Profile Facebook.
- Đặt đúng tên, ngày tháng năm sinh theo CCCD/CMND
- Bật bảo mật 2 lớp qua số điện thoại, hoặc qua app xác thực.
- Bảo mật mã OTP, không cung cấp cho bất kỳ ai
- Không sử dụng phần mềm crack.
- Không điền thông tin đăng nhập (email, số điện thoại, UID, username), mật khẩu vào website khác ngoài ứng dụng Facebook.
- Không đăng nhập Facebook vào máy tính công cộng
- Không đồng ý kết bạn với những nick ảo, ít bạn, không quen biết
Cách chống hack facebook đơn giản bằng cách không làm những hành động sau:
- Không làm theo hướng dẫn của bất kỳ ai khi click vào link không biết chắc là website của ai và đường link là gì.
- Không cung cấp mã xác thực gửi về tin nhắn điện thoại của bạn cho bất kỳ ai. Dù họ là công an, bác sĩ, tòa án, bạn bè của bạn,..
- Không điền thông tin tài khoản, mật khẩu Facebook khi đang dùng ứng dụng Facebook mà click vào link thì bắt yêu cầu đăng nhập lại.
- Không điền thông tin đăng nhập Facebook vào bất kỳ một website nào. Đọc kỹ đường dẫn có phải là facebook.com không? Nếu không phải thì chắc chắn là form đăng nhập giả mạo.
- Không ngây thơ khi nhận được thông báo hù dọa Fanpage của bạn đã bị khóa, tài khoản của bị khóa và làm theo hướng dẫn.
Bật hoặc quản lý tính năng xác thực 2 yếu tố để bảo mật đăng nhập
- Nhấp vào ảnh đại diện của bạn ở trên cùng bên phải, rồi nhấp vào Cài đặt và quyền riêng tư.
- Nhấp vào Cài đặt.
- Nhấp vào Trung tâm tài khoản, rồi nhấp vào Mật khẩu và bảo mật.
- Nhấp vào Xác thực 2 yếu tố, rồi nhấp vào tài khoản bạn muốn cập nhật.
- Chọn phương thức bảo mật mà bạn muốn thêm, rồi làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Khi thiết lập tính năng xác thực 2 yếu tố trên Facebook, bạn sẽ cần chọn 1 trong 3 phương thức bảo mật:
- Nhấn vào khóa bảo mật trên thiết bị tương thích.
- Mã đăng nhập từ ứng dụng xác thực của bên thứ ba.
- Mã nhận qua tin nhắn văn bản (SMS) trên điện thoại di động.
Sau khi bật tính năng xác thực 2 yếu tố, bạn có thể nhận 10 mã khôi phục đăng nhập để dùng khi không thể sử dụng điện thoại. In ra hoặc lưu trữ để dùng khi trường hợp mất điện thoại, sim, hoặc reset lại điện thoại.
Để đảm bảo không bị khóa tài khoản nếu mất điện thoại, máy tính, bạn cần thiết lập thêm một phương thức bảo mật xác thực 2 yếu tố dự phòng, chẳng hạn như mã tin nhắn văn bản (SMS) hoặc ứng dụng xác thực của bên thứ ba.
Làm cách nào để sử dụng tin nhắn văn bản (SMS) cho tính năng xác thực 2 yếu tố trên Facebook?
Nhấn vào Menu ở dưới cùng bên phải Facebook.
Nhấn vào settingsCài đặt và quyền riêng tư, rồi nhấn vào Cài đặt.
Nhấn vào Trung tâm tài khoản, rồi nhấn vào Mật khẩu và bảo mật.
Nhấn vào Xác thực 2 yếu tố, rồi nhấn vào tài khoản bạn muốn cập nhật.
Nhấn vào Tin nhắn văn bản (SMS), rồi nhấn vào Tiếp.
Chọn số điện thoại hiện có trên tài khoản của bạn hoặc thêm số điện thoại mới và nhấn vào Tiếp.
Khi đã bật phương thức nhận mã qua tin nhắn văn bản (SMS), bạn cũng nên thiết lập tính năng bảo mật thứ hai, như là khóa bảo mật, người liên hệ đáng tin cậy hoặc mã khôi phục. Điều này sẽ bảo vệ bạn trong trường hợp điện thoại di động bị mất, bị đánh cắp hoặc bị hack.
Dùng ứng dụng xác thực của bên thứ ba để tạo mã đăng nhập
Cài đặt ứng dụng xác thực của bên thứ ba trên thiết bị. Tốt nhất là cài đặt ứng dụng trên thiết bị thường dùng để truy cập Facebook.
Nhấp vào ảnh đại diện của bạn ở trên cùng bên phải, rồi nhấp vào Cài đặt và quyền riêng tư.
Nhấp vào Cài đặt.
Nhấp vào Trung tâm tài khoản, rồi nhấp vào Mật khẩu và bảo mật.
Nhấp vào Xác thực 2 yếu tố, rồi nhấp vào tài khoản bạn muốn cập nhật.
Nhấp vào Ứng dụng xác thực.
Làm theo hướng dẫn thiết lập, rồi nhấp vào Tiếp.
Nhập mã do ứng dụng tạo, rồi nhấp vào Tiếp.
Cài đặt ứng dụng xác thực của bên thứ ba trên thiết bị. Tốt nhất là cài đặt ứng dụng trên thiết bị thường dùng để truy cập Facebook.
Hack Facebook để làm gì
Hacker sẽ hack Facebook của bạn với nhiều mục đích như: đi bán nick với giá từ 80k – 200k; Làm nguyên liệu để chạy quảng cáo; Hack Facebook để lừa đảo mượn tiền; Chiếm tài nguyên Fanpage bán hàng, tài khoản quảng cáo, BM quản lý doanh nghiệp, Group Facebook, tài khoản thẻ tín dụng trong tài khoản quảng cáo,…
Bị hack facebook và lừa tiền trong danh sách bạn bè
Sau khi chiếm được Facebook, hacker sẽ nhắn tin vào bạn bè mượn tiền. Đưa ra số tài khoản, tên tài khoản ngân hàng đúng với tên thật của bạn. Khi bạn bè thấy đúng tên thường sẽ tin tưởng ngay. Nhưng đây có thể là một khe hở của ngân hàng, hacker đã chuẩn bị sẳn những tên tài khoản giống tên của bạn để nhận tiền.
Hacker chủ động gọi điện video call, dùng công nghệ AI để giả luôn khuôn mặt, và giọng nói rất tinh vi nhằm khiến cho bạn tin tưởng. Hối thúc bạn chuyển với nhiều lý do cần tiền gấp xử lý công việc, chuyển tra ngay trong ngày. Nếu bạn đã tin chuyển rồi thì sẽ tiếp tục mượn thêm.
99,9% số tiền này sẽ bị mất, vì đây là tài khoản ngân hàng, tên giả của hacker đã chuẩn bị từ trước. Tiền vào tài khoản là sẽ được chuyển đi sang những tài khoản khác ngay. Dù bạn có báo với ngân hàng chuyển nhầm, hay khai báo với cơ quan có thẩm quyền thì cũng chưa biết ngày lấy lại được.
Kịch bản hack Facebook thường gặp
Giả mạo website đăng nhập Facebook.
Hacker sẽ tạo website có form đăng nhập giống giao diện với Facebook. Link đăng nhập giả mạo này sẽ được spam khắp mọi nơi ở những group, Fanpage nhằm chiêu dụ bạn điền thông tin đăng nhập.
Website bình chọn, cuộc thi mẫu ảnh, khởi nghiệp
Hình thức này không mới, nhưng với những người mới tập chơi Facebook, hoặc được người thân nhắn tin nhờ đánh giá giúp, tin tưởng không cảnh giác là sẽ sập bẫy ngay. Với hình thức này hacker sẽ nhắn tin với bạn, nhờ bạn đánh giá cho họ, giúp họ có nhiều điểm số trong cuộc thi: cuộc thi mẫu ảnh nhí, cuộc thi bình chọn sao, cuộc thi ảnh, cuộc thi khởi nghiệp.. Mở đường link trang bình chọn được bố trí khá bắt mắt với hình ảnh của các thí sinh nhí là con, em cháu của bạn, hoặc một số nghệ sĩ nổi tiếng. Các thí sinh trong hình đều có lượt bình chọn
Sẽ có rất nhiều kịch bản, biến hóa liên tục. Với những thông tin này đã được hacker chuẩn bị chu đáo, bạn đọc vào sẽ tưởng là thật, phù hợp với bối cảnh, mối quan hệ của bạn biết. Nên cứ tưởng là người thân đang nhờ thật. Bằng vài thao tác hướng dẫn, nhờ bạn cung cấp mã số bình chọn gửi về số điện thoại. Thực ra đây là mã OTP đăng nhập của Facebook. Bạn chỉ cần cung cấp hoặc điền vào form là Facebook của bạn mất quyền truy cập ngay lập tức.
Hacker dẫn dụ điền mật khẩu, mã OTP đăng nhập gửi về số điện thoại của bạn.
Các nhận biết: Ai đó kêu gọi đánh giá giúp, gửi cho bạn một đường link website. Để ý trên đường dẫn website là địa chỉ rất lạ như: có chứa ký tự dài, có weebly. Đa số hacker mình biết hiện tại thì weebly đang được hacker tận dụng để đi hack tài khoản Facebook
binhchonmauanhnhivietnam2024.weebly.com/nh7852p-matilde-sms.html
Giả email Facebook để hack tài khoản Facebook
Hacker giả thông báo email giống giao diện email Facebook, nhìn thấy logo, font chữ này đừng lầm tưởng là thông báo của Facebook nhé. Hãy để ý đường link email đến từ đường dẫn lạ không phải của Facebook. Và thông báo với bạn rằng bạn vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Facebook bị hack vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng là tình huống thường gặp phổ biến với những bạn có quản trị Fanpage.
Tôi đã trao đổi với bộ phận hỗ trợ quảng của Meta và được hướng dẫn những email có tên miền sau đây là chính thống của Meta. Ngoài ra thì là của hacker nhé!
Anh có thể kiểm tra địa chỉ email để xác nhận xem đó có phải là đại diện của Meta hay không. Địa chỉ này có thể bao gồm một trong những phần sau:
@business.fb.com
@support.facebook.com
@fb.com
advertise-noreply@facebookmail.com
update@em.facebookmail.com
@mediapartnerships.fb.com
Giả mạo thông báo Facebook khóa Fanpage, tài khoản quảng cáo
Hacker sẽ spam tin nhắn, bình luận vào Fanpage, kèm thông điệp Fanpage của bạn đã khóa, tài khoản Facebook của bạn bị khóa…. Nhằm dẫn dụ bạn click vào đường link. Tinh vi là đường link này vẫn nằm trong ứng dụng app Facebook, đẫn đến một bài viết -> dẫn đến form đăng nhập giả mạo. Chờ bạn cung cấp thông tin user, mật khẩu Facebook là sẽ bị mất nick ngay!
Tôi rất thận trọng khi nhận thông báo như thế này, copy đường link qua trình duyệt ẩn danh hoàn toàn để kiểm tra là phát hiện đây là kẻ giả mạo Facebook. Đây là trường hợp thường xuyên nhận được khi chạy quảng cáo Facebook cho các công ty. Các sếp, admin Fanpage, khách hàng, team marketing lần đầu thấy thông báo này cũng ngỡ là thông báo của Facebook. Rất nguy hiểm cho ai đăng nắm giữ Fanpage, các bạn nên hết sức lưu ý, thận trọng khi nhận được thông báo này thì nó là đừa đảo 100% nhé!
Tấn công Facebook bằng Virus và mã độc botnet
Hacker thường sẽ chia sẻ những phần mềm bản quyền được bẻ khóa sẵn như Windows bẻ khóa, Office, Outlook Photoshop / Premier / Lightroom bẻ khóa, các plugin cài thẳng vào Chrome không qua Store của Google,… nhúng mã độc vào máy tính của bạn.
Hacker nhúng botnet vào phần mềm bẻ khóa, đánh cắp cookie của trình duyệt và gửi về tài khoản của hacker. Từ các token này, hacker hoàn toàn có thể login vào các tài khoản Facebook, tài khoản quản trị, quảng cáo,… mà không hề có dấu hiệu gì thông báo cho người dùng.
Để tránh rơi vào tình huống này, bạn cần tránh xa các phần mềm bẻ khóa, chỉ sử dụng các phần mềm bản quyền, hoặc phần mềm có nguồn gốc trực tiếp từ nhà phát triển. Đồng thời cài đặt phần mềm diệt virus để máy tính được bảo vệ. Nếu đã sử dụng phần mềm bẻ khóa, crack thì máy tính của bạn xem như đã được rò rỉ, và tuyệt đối không nên đăng nhập tài khoản Facebook, ngân hàng, email.. để tránh bị chiếm quyền.
Bảo mật 2 lớp facebook có bị hack không
Facebook được bảo mật 2 lớp thì vẫn có khả năng bị hacker bằng những cổng, hình thức khác như virus bonet, dẫn dụ bạn cung cấp mã otp sms điện thoại. Nhưng tài khoản đã bật bảo mật 2 lớp sẽ khó bị hack Facebook.
Cần làm gì khi bị hack facebook
Thông báo ngay cho bạn bè liên hệ gần nhất, thân thiết để họ không bị đối tượng hacker lừa mượn tiền, hoặc thao tác theo lời chiêu dụ của hacker để hack Facebook của bạn bè bạn.
Dùng thiết bị điện thoại, laptop, mạng thường sử dụng nick để thao tác quên mật khẩu lấy lại nick. Tuy nhiên mọi nỗ lực của bạn lấy lại facebook, thì hacker cũng đang nỗ lực ngăn chặn bạn bằng cách chèn email, chèn trình tạo mã, mà bạn không cách nào lấy lại được tài khoản Facebook.
Hacker sẽ dùng nhiều tài khoản Facebook, Zalo, số điện thoại lạ để liên lạc với bạn, chào mời dịch vụ lấy lại Facebook. Tuyệt đối không tin những lời chào mời này. Bạn đã bị mất Facebook và mất thêm tiền oan nếu làm theo, chuyển tiền cho các đối tượng này.
Tóm lại
Qua các cách bảo mật facebook không bị hack, hy vọng sẽ giúp ít bạn bảo vệ tài khoản Facebook của mình trước kẻ xấu. Việc phòng ngừa trước vẫn là ưu tiên số một. Trong trường hợp không may bị hack Facebook, bạn gặp khó khăn, cần xử lý gấp lấy lại facebook bị hack email và số điện thoại, bạn có thể liên hệ cho tôi để được trợ giúp từ chuyên gia dịch vụ lấy lại tài khoản facebook bị hack!